icon icon icon

Đường vành đai 4 Hà Nội – quy hoạch chi tiết và tiến độ xây dựng dự án

Đăng bởi Kiến Việt vào lúc 18/03/2022

Đường vành đai 4 là một trong những công trình giao thông trọng điểm của TP Hà Nội với tổng mức đầu tư gần 67.000 tỷ đồng. Dự kiến khi hoàn thành đường vành đai 4 sẽ là điểm cầu nối giao thương quan trọng của Hà Nội với các tỉnh thành phía Bắc. Không chỉ vậy, thị trường bất động sản dọc trục đường vành đai 4 cũng sẽ có biến động rõ rệt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thông tin chi tiết về quy hoạch cũng như tiến độ xây dựng của đường vành đai 4.

Thông tin tổng quan về đường vành đai 4

Đường vành đai 4 là tuyến đường bộ vành đai phục vụ giao thông của Vùng thủ đô Hà Nội. Theo thiết kế, đường vành đai 4 có chiều dài toàn tuyến là 136,6km, mặt đường rộng 90 – 135m, gồm 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị.

Theo quy hoạch, đường vành đai 4 sẽ đi qua 16 quận/huyện/thành phố/thị xã trực thuộc 5 tỉnh thành, bao gồm:

  • Phúc Yên (Vĩnh Phúc)
  • Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Sóc Sơn, Thường Tín (Hà Nội)
  • Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm (Hưng Yên)
  • Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành (Bắc Ninh)
  • Hiệp Hòa (Bắc Giang)

Đường vành đai 4 sẽ vượt 3 con sông lớn là sông Hồng, Sông Đuống, sông Cầu.

Lộ trình đường vành đai 4

  • Điểm đầu: Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội).
  • Điểm cuối: Km35+300 trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long (địa phận xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

Theo đó, đường vành đai 4 sẽ xuất phát từ điểm đầu là Km3+695 di chuyển về phía Tây Nam, vượt sông Hồng qua cầu Hồng Hà, giao cắt với đại Lộ Thăng Long và đường Pháp Vân – Cầu Giẽ. Sau đó vượt sông Hồng qua cầu Mễ Sở. Tiếp đó di chuyển theo hướng Đông Nam cắt đường QL5 rồi QL38 và vượt qua sông Đuống. Kế đó là kết nối với trục cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long. Cuối cùng kết thúc tại Km35+300, khép kín toàn bộ tuyến vành đai 4.

Đường vành đai 4 đoạn qua TP Hà Nội

Tuyến đường vành đai 4 đoạn qua địa phận TP Hà Nội có tổng chiều dài 56,5km. Điểm đầu tại Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi theo hướng Tây – Nam giao cắt với QL2 tại xã Thanh Xuân. Sau đó qua KĐT mới Mê Linh, tiếp tục vượt sông Hồng tại vị trí cầu Hồng Hà tuyến giao QL32 tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, cắt đại lộ Thăng Long tại Km12+600 và giao cắt QL6 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Tiếp tục đi theo hướng Đông – Nam, giao QL1A và đường Pháp Vân – Cầu Giẽ tại xã Văn Bình, huyện Thường Tín, vượt sông Hồng bằng cầu Mễ Sở tại vị trí cách phà Mễ Sở khoảng 1km về phía thượng lưu.

Đường vành đai 4 đoạn qua tỉnh Hưng Yên

Đường vành đai 4 đoạn qua địa phận tỉnh Hưng Yên có chiều dài khoảng 20,3km, bắt đầu từ điểm giao QL5 tại Km17+900, cách trạm thu phí QL5 khoảng 150m về phía Hà Nội vượt qua tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng tại khoảng giữa thôn Ngọc và ga Lạc Đạo, thuộc huyện Văn Lâm. Tiếp đó rẽ phải theo hướng Đông sang địa phận huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

     2.3 Đường vành đai 4 đoạn qua tỉnh Bắc Ninh

Đường vành đai 4 đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh có chiều dài khoảng 21,2km. Bắt đầu từ vị trí giáp ranh giữa tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh, tuyến đường này sẽ đi theo hướng Đông qua xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành. Tiếp đó rẽ trái giao QL38 tại xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành. Sau đó theo hướng Bắc vượt sông Đuống tại vị trí cách cầu Hồ khoảng 1 km về phía hạ lưu và kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long tại xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh.

Đường vành đai 4 đoạn qua tỉnh Bắc Giang

Dự án đường vành đai 4 đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang được gồm 4 tuyến:

+ 1 tuyến chính dài 20,877 km có điểm đầu giao với đường gom QL1 tại Km129+200 (thị trấn Nếnh, Việt Yên), điểm cuối tại mố cầu Xuân Cẩm – Bắc Phú (Sóc Sơn, Hà Nội).

+ 3 tuyến nhánh có tổng chiều dài 14,682 km, được nối từ tuyến chính vào khu vực chùa Bổ Đà (Tiên Sơn, Việt Yên) và QL37 (thị trấn Thắng, Hiệp Hòa).

Theo quy hoạch, trên tuyến chính của đường vành đai 4 đoạn qua tỉnh Bắc Giang sẽ xây dựng cầu vượt đường sắt tại Km1+110,295 thuộc địa phận huyện Việt Yên và cầu Xuân Cẩm – Bắc Phú vượt sông Cầu tại Km20+658 thuộc địa phận huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) và Sóc Sơn (Hà Nội).

Cập nhật tiến độ xây dựng tuyến đường vành đai 4

Dự án đường vành đai 4 có thể chia thành 5 đoạn như sau:

+ Đoạn 1: QL2 – QL32

+ Đoạn 2: QL32 – QL6

+ Đoạn 3: QL6 – QL1B

+ Đoạn 4: QL1B đến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

+ Đoạn 5: Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đến QL18

Đường vành đai 4 đoạn từ QL32 – QL6

Đường vành đai 4 đoạn từ QL32 – QL6 có chiều rộng 120 – 135m, đi qua địa bàn các xã: Đức Thượng, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Đông La, La Phù (Hoài Đức) và Yên Nghĩa (Hà Đông). Trong đó:

+ Phần đường cao tốc 6 làn xe: 36,0m

+ Phần dự trữ phía Đông: 9,5m

+ Hành lang đường sắt vành đai phía Tây: 20,0m

+ Đường gom phía Đông: 32,5m

+ Đường gom phía Tây: 22,0m

Đường vành đai 4 đoạn QL32 – QL6 có 4 nút giao hoàn chỉnh, bao gồm:

+ Nút giao với QL32 tại xã Đức Thượng

+ Nút giao với trục Thăng Long tại Cát Quế

+ Nút giao đại lộ Thăng Long tại xã Song Phương

+ Nút giao QL6 tại phường Yên Nghĩa

Tại nút giao đại lộ Thăng Long còn bố trí nhà ga đường sắt phía Tây Nam.

Đường vành đai 4 bao giờ thi công?

Mới đây, trong báo cáo về định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn 2021 – 2025, Sở GTVT TP Hà Nội cho biết sẽ triển khai thi công và cơ bản hoàn thành đường vành đai 4 trên địa bàn TP. Hà Nội trong thời gian tới. Cụ thể, trong giai đoạn này, TP Hà Nội sẽ hoàn thành toàn bộ các đoạn tuyến trong vành đai 4 đối với các tuyến như: QL1A (phía Nam, phía Bắc); trục Hồ Tây – Ba Vì; QL6; Tây Thăng Long; QL3… tạo động lực để từng bước hoàn thành đường vành đai 4 theo quy hoạch đã đề ra.

Lợi ích của tuyến đường vành đai 4 sau khi hoàn tất

Ý nghĩa giao thông

Đường vành đai 4 sau khi hoàn thiện sẽ đem đến nhiều lợi ích quan trọng về mặt giao thông. Đây là giải pháp tất yếu giúp giảm bớt gánh nặng giao thông cho các tuyến đường khu vực nội đô, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân, đồng thời rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến các tỉnh thành phía Bắc.

Ý nghĩa kinh tế

Việc đầu tư xây dựng đường vành đai 4 giúp thúc đẩy các hoạt động thương mại, vận tải, thông thương giữa Hà Nội với các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía BắcNgoài ra còn giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các cụm công nghiệp, dịch vụ du lịch dọc tuyến đường vành đai 4.

Ý nghĩa bất động sản

Hạ tầng và bất động sản luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Nơi nào có hạ tầng phát triển sẽ tạo đà thúc đẩy bất động sản nơi đó tăng trưởng mạnh mẽ. Chính vì vậy, các khu vực nơi có đường vành đai 4 đi qua sẽ được hưởng lợi rất lớn khi tuyến đường này chính thức đi vào hoạt động. Đặc biệt, với lợi thế nằm giữa 2 tuyến đường vành đai 3 và vành đai 4, bất động sản Mê Linh được dự báo sẽ là khu vực tăng trưởng mạnh nhất trong thời gian tới.

Trên đây là những thông tin về dự án đường vành đai 4 mà chúng tôi đã cố gắng tổng hợp và cung cấp cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu khó tránh khỏi thiếu sót, Value hy vọng sẽ nhận được những phản hồi và đóng góp từ độc giả để chúng tôi có thể hoàn thiện bài viết tốt hơn.

Qúy khách hàng có nhu cầu biết thêm thông tin về dự án vành đai 4 cũng như các tuyến đường vành đai khác trong khu vực Hà Nội, vui lòng liên hệ trực tiếp với nhân viên tư vấn của Value Land để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và chính xác nhất!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

DỰ ÁN

Hotline: 0916 022 033